1. SẴN SÀNG NHẬN NHIỆM VỤ "KHÓ NHẰN"
Đứng trước một nhiệm vụ khó, không phải nhân
viên nào cũng muốn làm vì sợ phải gánh trách nhiệm nếu kết quả không được như ý
muốn. Đây là một cơ hội tốt cho những người sẵn sàng đứng lên nhận công việc
này vì dám làm, dám chịu - chắc chắn là những đặc điểm tốt của một nhân viên
giỏi. Các sếp cũng coi trọng những người này hơn những nhân viên chỉ biết thoái
thác, đùn đẩy nhiệm vụ, sợ khó khăn.
2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO
Tiêu chí này chính là một ưu điểm lớn để cấp
trên đánh giá cấp dưới. Thông thường, trong các doanh nghiệp, công việc của mỗi
vị trí thường liên quan trực tiếp đến lợi ích chung của toàn tập thể; vì thế,
một nhiệm vụ thực hiện không tốt sẽ gây ảnh hưởng tới toàn lợi ích chung. Và
các sếp thì không thích điều này! Nếu không hoàn thành được xuất sắc nhiệm vụ,
bạn cũng nên hoàn thành một cách trọn vẹn để không gây ảnh hưởng tới bất kì ai.
3. BIẾT CHIA SẺ LÀ MỘT ĐIỂM CỘNG
Bạn đâu có thể sống và tồn tại một mình, phải
không? Hơn hết, trong mắt một lãnh đạo, một nhân viên biết chia sẻ lợi ích với
những người xung quanh, biết khiêm tốn, thận trọng thực sự là một nhân viên có
giá trị. Bởi lẽ, phần lớn mọi người sống trên đời cũng đặt ích lợi bản thân lên
đầu tiên. Hơn nữa, biết sống khiêm nhường cũng sẽ giảm thiểu sự ghen ghét, đố
kỵ, rắc rối của người khác.
4. BIẾT CÁCH NÓI CHUYỆN VỚI CẤP TRÊN
Nói chuyện với cấp trên, bạn không thể dùng
cách nói chuyện như với đồng nghiệp được dù các sếp có tỏ ra thoải mái đến thế
nào. Đừng khoe khoang năng lực nếu không muốn bị đánh giá là một kẻ ngạo mạn,
cũng đừng khúm núm quá nếu không muốn bị tước mất cơ hội tốt.
Hãy lưu ý, lãnh đạo muốn thấy những nhân viên
"biết mình biết ta", tức là nhìn thấy điểm mạnh của sếp, lắng nghe họ
nói, sẵn sàng đặt câu hỏi, góp ý để cải thiện tình hình. Những nhân viên thể
hiện được kiến thức, sự hiểu biết sẽ gây ấn tượng được với các sếp. Một lưu ý
nữa, đừng nói những chuyện liên quan đến chuyên môn họ không hiểu bởi họ đang
thấy bạn không tôn trọng họ và có thể có ý đe dọa vị trí của họ. Đừng thể hiện
thái quá kiến thức và hiểu biết của mình, kẻo tự mình gây hại tới tương lai.
5. NGƯỜI THANH CAO, LIÊM KHIẾT
Nhà lãnh đạo khá an tâm khi dùng kiểu người
này, thứ nhất là bởi họ sẽ không bao giờ tham ô tiền của chung, thứ hai họ sẽ
không ăn hối lộ tiền của nhân dân và nhân viên cấp dưới. Đơn vị nơi họ công tác
không bị tổn thất về mặt vật chất, cũng không vì có một người tham ô mà làm
hỏng danh tiếng của cả một tập thể.
6. NGƯỜI KHÔNG TÍNH TOÁN THIỆT HƠN
Những kiểu người này không vì làm ít làm
nhiều, việc ít việc nhiều, lương thấp lương cao mà thái độ với cấp lãnh đạo.
Trong công việc, anh ta không bao giờ quan tâm đến những lợi ích và được mất
của cá nhân mà anh ta chỉ nghĩ làm thế nào để hoàn thành tốt công việc của
mình, luôn phấn đấu vì lợi ích của tập thể. Kiểu người đó sẽ khiến nhà lãnh đạo
không lo lắng khi sử dụng.
7. NGUỜI BIẾT GIỮ MỒM GIỮ MIỆNG
Thân mặc dù là lãnh đạo, nhưng vẫn có một số
việc buộc phải làm, nhưng lại không thể đích thân mình đi giải quyết, họ phải
giao cho cấp dưới xử lý.
Một số người sau khi thay sếp giải quyết vấn
đề xong, sau đó lại nói um xùm lên cho cả thế giới biết, kiểu muốn khoe chiến
công, nhưng vô tình mang đến cho sếp rất nhiều rắc rối. Chính vì vậy mà sếp rất
thích những người kín mồm kín miệng.
8. NGƯỜI CÓ TÍNH CÁCH ĐỘC LẬP
Những người này là những người không cam tâm
làm người bình thường, họ có một tầm nhìn độc đáo. Khi gặp khó khăn trong công
việc họ luôn giữ tinh thần lạc quan, tìm ra cách giải quyết công việc một cách
tốt nhất. Nhà lãnh đạo thường thích những người như thế.
9. NGƯỜI CƯ XỬ KHÉO LÉO
Những người này có một năng lực rất mạnh,
thông minh nhanh nhẹn, lời nói của họ có sức thuyết phục lớn đối với nhiều
người, sẽ không bao giờ nói bất kỳ điều gì mang tính mạo phạm đến nhà lãnh đạo
cũng như đối tác và các bạn đồng nghiệp. Làm cho người khác hài lòng là ưu điểm
lớn nhất của những người này.
Nguồn : Tổng hợp từ Cafebiz.vn và Cafef.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét