✔️ Đạo Phật có ba
yếu tố giúp cho mọi thứ đều có thể trở nên tốt đẹp, đó là trong lành (giới),
định tĩnh (định), sáng suốt (tuệ) mà hiểu nôm na là thận trọng, chú tâm, và
quan sát. Nếu doanh nhân biết ứng dụng ba yếu tố này thì sẽ rất dễ thành công.
✔️ Người xưa nói
‘phi thương bất phú’ là không kinh doanh thì không thể giàu được, như vậy phải
chăng mục đích của kinh doanh là chỉ để làm giàu? Thực ra làm giàu cũng không
hoàn toàn sai. Đức Phật dạy nếu một người có năng lực làm giàu nhờ công sức và
trí tuệ của chính mình, và biết sử dụng của cải vật chất đó làm lợi mình lợi
người thì rất tốt. Còn cái giàu do lừa dối để lợi mình hại người thì không
được.
✔️ Làm kinh doanh
chính là phải vừa có lợi cho công ty mình và cũng phải phục vụ hiệu quả cho
người tiêu dùng. Doanh nhân không chỉ nghĩ đến lợi nhuận cho mình mà còn có
tinh thần trách nhiệm đáp ứng như cầu của đại chúng, nghĩa là lợi mình lợi
người.
✔️ Cốt lõi trong
kinh doanh chính là giúp cho sinh hoạt xã hội cân bằng và tương trợ lẫn nhau
dựa vào nguyên tắc lợi mình lợi người (chứ không phải lợi mình hại người).
✔️ Người làm kinh
doanh nếu muốn áo dụng đạo Phật phải thông hiểu nguyên tắc đạo đức trong giáo
lý nhà Phật. Nguyên tắc chính yếu đó là phải nhận thức đúng và hành xử tốt.
Đúng là đúng với quy luật tự nhiên và quy định xã hội. Tốt là không hại mình
hại người, hay lợi mình hại người.
YẾU TỐ NÀO CỦA ĐẠO PHẬT GIÚP DOANH NHÂN ỨNG DỤNG VÀO KINH DOANH
✔️ Đạo Phật có ba
yếu tố giúp cho mọi sinh hoạt đều có thể trở nên tốt đẹp, đó là trong lành
(giới), định tĩnh (định), sáng suốt (tuệ) mà trong đời sống hàng ngày thường
được biểu hiện dưới ba hình thức thiết thực là thận trọng, chú tâm, và quan
sát. Nếu doanh nhân biết ứng dụng ba yếu tố này thì sẽ rất dễ thành công.
- Thận trọng là cẩn thận kỹ lưỡng trong mọi công việc…
- Chú tâm là sự chuyên tâm, thành ý, không xao lãng.
- Quan sát là xem xét thẩm tra một cách khách quan rõ ràng.
Đó là ba yếu tố cần thiết giúp chúng ta biết điều chỉnh cho hoàn hảo tất
cả mọi lãnh vực hoạt động của con người dù việc nhỏ hay lớn. Ví dụ như trước
khi đầu tư vào một việc gì cần phải chú tâm quan sát một cách thận trọng để xem
chúng ta nên kinh doanh gì, có phù hợp với khả năng và vốn đầu tư không, thị
trường tiêu dùng như thế nào... Như vậy kế hoạch đầu tư mới khả thi.
4 điều kiện cơ bản để thành công gọi là 4 điều như ý (Iddhipāda):
1) Có nhu cầu hay nguyện vọng chính đáng (Chand’iddhipāda).
2) Có chuyên cần nỗ lực để thực hiện (Viriy’iddhipāda).
3) Có quyết tâm không thối chí nản lòng (Citt’iddhipāda).
4) Có nhận thức rõ tiến trình thực hiện (Vimams’iddhipāda).
Thiếu 4 điều kiện trên thì không thể nào thành công trong bất kỳ việc
gì, kể cả kinh doanh.
DOANH NHÂN NÊN SÁNG SUỐT, ĐỊNH TĨNH, CHÚ TÂM QUÁN SÁT
Nguồn: Học Viện CEO
Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét